Cho đến nay, tồn tại rất nhiều chủ nghĩa hay niềm tin giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn. Một trong số được quan tâm nhất có thể kể đến Chủ nghĩa khắc kỷ. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về một lối sống tích cực hơn, thì Chủ nghĩa khắc kỷ cũng là một gợi ý tuyệt vời.
Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?
1. Định nghĩa
Chủ nghĩa khắc kỷ, có tên khoa học là Stoicism, là một trường phái triết học cổ đại bắt nguồn từ Hy Lạp, do Zeno de Citium sáng lập vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
Theo chủ nghĩa khắc kỷ, hạnh phúc không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài mà đến từ cách con người xử lý và phản ứng với tình huống đó. Ta cảm thấy đau đớn vì ta chọn sai cách nhận thức về vấn đề. Chủ nghĩa này hướng đến lối sống và thái độ sống dựa trên việc kiềm chế những dục vọng cá nhân, tập trung vào việc phát triển phẩm hạnh và chấp nhận những điều không thể thay đổi.
Chủ nghĩa khắc kỷ được xem là một trong những triết lý cao cả của nền văn minh phương Tây. Được phát triển bởi Zeno, chủ nghĩa khắc kỷ dần được phát triển bởi các nhà tư tưởng cổ điển như Heraclitus, Epictetus, Seneca và Marcus Aurelius. Những năm gần đầy, doanh nhân nổi tiếng Tim Ferriss cũng công khai ủng hộ chủ nghĩa này. Họ đều cho rằng chủ nghĩa khắc kỷ có thể giúp chúng ta kiên cường, phát triển các mối quan hệ trong công việc, cởi mở hơn, trung thực hơn và giữa bình tĩnh dưới mọi áp lực.
2. Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi của chủ nghĩa khắc kỷ gồm:
- Những gì ta có thể kiểm soát (hành động và suy nghĩ của bản thân): bao gồm việc kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng và hành động của bản thân. Chủ nghĩa khắc kỷ dạy rằng chúng ta có thể chọn cách phản ứng với mọi tình huống và chỉ có thể thay đổi chính mình, chứ không thể thay đổi người khác hay hoàn cảnh xung quanh.
- Những điều ta không thể kiểm soát (những yếu tố tự nhiên và hành động của người khác): bao gồm các yếu tố bên ngoài như thời tiết, sự kiện không mong đợi, hay hành động của người khác. Ta nên không để chúng làm ảnh hưởng đến tinh thần của mình, thay vào đó hãy chấp nhận một cách bình thản.
- Những gì ta có thể kiểm soát một phần (những công việc có sự tham gia của người khác): bao gồm những tình huống mà chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn, nhưng có thể tác động đến một phần nào đó. Chủ nghĩa khắc kỷ khuyến khích ta chỉ tập trung vào những phần mà ta có thể kiểm soát và chấp nhận những yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát của mình.
Những lợi ích chủ nghĩa khắc kỷ mang lại là gì?
1. Giảm căng thẳng, lo lắng
Hạnh phúc thực sự đến từ việc tận hưởng hiện tại, chấp nhận những gì mình đang có và không quá nhiều lo lắng về tương lai. Chủ nghĩa khắc kỷ giúp ta nhận ra những gì nằm trong tầm kiểm soát của bản thân và cố gắng hết sức vì nó. Để kết quả dù tốt hay xấu thì ta biết bản thân đã cố gắng hết sức. Từ đó, tâm trí ta có thể được giải phóng, chấp nhận thực thế, ngừng lo nghĩ và cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn.
2. Không lãng phí thời gian
Mỗi ngày, ta đều được nhắc nhở rằng sẽ có những sự kiện xảy ra cướp đi mạng sống của những người xung quanh chỉ trong thời gian ngắn. Đây không hẳn là một suy nghĩ tiêu cực. Ở một cách nhìn khác, suy nghĩ này giúp ta nhận ra rằng ta không nên lãng phí thời gian mà hãy tận hưởng từng khoảnh khắc. Ta nên tập trung vào hiện tại và sống trọn vẹn, đừng nên để thời gian trôi qua một cách vô bổ. Hãy làm những gì bạn muốn, những điều phát triển cuộc sống và khiến bạn hạnh phúc.
3. Biết những gì nằm trong tầm kiểm soát
Ai trong chúng ta đều mong đợi những điều tốt đẹp và sợ hãi với những điều tồi tệ sẽ xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, đó đều là những điều hoàn toàn có thể vượt ngoài tầm kiểm soát của ta. Chủ nghĩa khắc kỷ giúp ta nhận ra những gì ta có thể kiểm soát và những điều nên bỏ khỏi tâm trí mình vì ta không có khả năng can thiệp đến. Để làm được điều này, ta phải học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân và tập trung năng lượng vào những điều trong tầm kiểm soát.
4. Cảm thấy biết ơn
Chủ nghĩa khắc kỷ dạy cho ta hiểu được sự mong manh, giá trị của từng khoảnh khắc và những thứ họ có, vì vậy ta phải luôn biết ơn và trân trọng. Mặc dù sẽ có lúc phải trải qua những tình huống đau khổ, nhưng rồi ta sẽ biết ơn cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh và cơ hội để rèn luyện bản thân vượt qua mọi khó khăn. Ta nên xem những thử thách ấy là cơ hội để hoàn thiện bản thân mình, suy nghĩ ấy sẽ giảm cảm xúc thất vọng, tức giận, mà thay vào đó là bình yên và hạnh phúc hơn.