Chắc hẳn chúng ta đã ít nhất một lần được nghe qua tên gọi “nhà bán lẻ” đúng không nào? Đây là thuật ngữ để chỉ một mô hình kinh doanh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ để tạo ra lợi nhuận tối đa. Theo đó, bài viết này sẽ đề cập đến những vấn đề về khái niệm nhà bán lẻ là gì và một số chức năng của mô hình này. Tham khảo những thông tin bổ ích sau đây nhé!
Nhà bán lẻ là gì?
Đây là một mô hình kinh doanh được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn để kiếm thêm thu nhập phát triển đam mê bản thân và khả năng kinh doanh của mình. Nhà bán lẻ có thể nói theo cách khác chính là hình thức bán hàng thương mại theo hướng tập trung nhiều vào các đối tượng tiêu dùng cá nhân có nhu cầu mua hàng đơn lẻ với số lượng ít và vừa.
Như vậy, hình thức bán lẻ là khái niệm để chỉ việc mua hàng hóa từ các nhà sản xuất, nhà lái buôn hoặc các công ty chuyên về bán lẻ quy mô lớn và phân phối lại cho người tiêu dùng ở giai đoạn sau. Trên thị trường hiện nay, các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ thường có quy mô không giống nhau. Nó có thể là một loạt các tiệm hàng hóa đơn lẻ hoặc là các tiệm hàng hóa liên hoàn với rất nhiều chi nhánh. Bên cạnh đó còn có các cửa hàng bách hóa tổng hợp, cửa hàng chuyên kinh doanh, cửa hàng cung cấp hàng hóa giảm giá và các hợp tác xã tiêu thụ cũng được biết đến cái tên là nhà bán lẻ.
Chức năng và vai trò của nhà bán lẻ là gì?
Tiếp thị và bán hàng
Đây là chức năng chính của những nhà bán lẻ cần phải có. Các nhà bán lẻ lúc này sẽ đóng một vai trò như một kênh tiếp thị quan trọng đối với các hàng hóa từ bộ phận nhà sản xuất. Các nhà sản xuất hoàn toàn có thể thực hiện theo đúng vị trí, biểu ngữ và chương trình quảng cáo, ưu đãi và các chiến lược khác nhằm mục đích thúc đẩy doanh số bán hàng trong các cửa hàng bán lẻ.
Giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận hàng
Như tên gọi của nó, nhà bán lẻ luôn thực hiện theo đích đến cuối cùng chính là giúp cho người tiêu dùng có những trải nghiệm tiện lợi khi mua hàng nhất có thể. Ở các cửa hàng bán lẻ này, tầm quan trọng của vị trí cửa hàng luôn được nhấn mạnh, điều này sẽ giúp lượng hàng hóa dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng.
Với sự phát triển không ngừng của các kênh bán lẻ trực tuyến, các cửa hàng bán lẻ trực tiếp vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt bởi nhu cầu của người dùng rất đa dạng. Cho nên, cửa hàng bán lẻ luôn có một chỗ đứng quan trọng trong lòng mọi người.
Tăng giá trị gia tăng hàng hóa
Bởi vì các nhà bán lẻ được mệnh danh là mũi nhọn của bán hàng đến người tiêu dùng cuối, và mục tiêu cuối cùng chính là đem lại giá trị gia tăng. Ví dụ khi cung cấp các gói dịch vụ cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thân thiết, và các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng. Bên cạnh đó, chức năng của các nhà bán lẻ còn giúp làm gia tăng giá trị hàng hóa bằng cách cung cấp các dịch vụ lắp đặt các mặt hàng đã bán, hoặc đảm bảo dịch vụ được đến tay người dùng và nhận được phản hồi tích cực.
Cung cấp nhiều loại hàng hóa với nhiều mức giá khác nhau
Nhà bán lẻ sẽ đưa ra các mức giá lớn hơn so với nhà phân phối, vì vai trò của nhà bán lẻ sẽ là chia nhỏ lượng hàng hóa thành các đơn vị nhỏ hơn để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận, trao đổi và sử dụng theo đúng nhu cầu của mình. Từ đó, đối tượng này sẽ có nhiều lựa chọn cũng như không mất quá nhiều thời gian để mua hàng hóa.
Cung cấp lợi ích cho nhà sản xuất và nhà phân phối
Để hàng hóa được cung cấp và bán ra một cách nhanh chóng và vượt ngoài mong đợi đòi hỏi phải nhờ vào các nhà phân phối, nhà sản xuất, các chủ thương hiệu, nhà bán lẻ phải có một quan hệ mật thiết với nhau. Nhà bán lẻ sẽ mua hàng hóa từ nhà sản xuất và bán lại số hàng đó cho người dùng cuối. Thông qua hành động này, nhà bán lẻ đã thể hiện rõ lợi ích của nhà sản xuất và nhà phân phối trong quá trình luân chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Nhà bán lẻ là một mắt xích vô cùng quan trọng giúp quá trình hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và đạt được phản hồi tích cực. Những thông tin vừa chia sẻ bên trên đã giúp cho bạn có thêm kiến thức bổ ích về khái niệm nhà bán lẻ là gì và những vai trò mà nhà bán lẻ đang có.