Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần có những chiến lược về giá cả tốt và phù hợp để có thể thu hút khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận. Đó là câu hỏi và mục tiêu đề ra của các doanh nghiệp. Các chiến lược này gọi là định giá thâm nhập hay còn gọi là penetration pricing. Vậy để hiểu rõ hơn về khái niệm Penetration Pricing là gì, hãy cùng tìm hiểu bài viết này nhé!
Khái niệm và tầm quan trọng của Penetration Pricing (định giá thâm nhập)
Penetration Pricing là gì? Định giá thâm nhập trong tiếng Anh là Penetration Pricing. Nó còn được hiểu là chiến lược đặt giá ban đầu của một sản phẩm hay dịch vụ thấp hơn giá phổ biến trên thị trường. Các công ty sử dụng chiến lược này với mong muốn sản phẩm của mình sẽ được thị trường chấp nhận một cách rộng rãi hơn.
Có một điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó chính là chiến lược định giá sản phẩm, dịch vụ với mức giá rẻ hơn so với tình hình chung trên thị trường sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn. Hình thức này được các doanh nghiệp mới áp dụng nhằm lôi kéo khách hàng về mình một cách nhanh nhất. Cách áp dụng giá thâm nhập vào thị trường thường có xu hướng lỗ vốn trong giai đoạn khởi đầu của các doanh nghiệp mới.
Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ ngày càng xây dựng được danh tiếng của mình trên thương trường và sẽ mang lại lợi nhuận trong tương lai. Sau một thời gian dài chính thức thâm nhập vào thị trường, doanh nghiệp sẽ phát triển được thương hiệu của mình giữa các ngành hàng. Khi đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thì doanh nghiệp mới bắt đầu nâng giá để nâng cao giá trị của mình và mang lại lợi nhuận đã đặt ra.
Nội dung chiến lược định giá thâm nhập của các doanh nghiệp
Một trong những chiến lược định giá thâm nhập của doanh nghiệp là chiến lược định giá “hớt váng đầu”. Nội dung của chiến lược này là làm tối đa hóa doanh số bán trên đơn vị sản phẩm, tạo ra doanh thu theo thị phần, nhưng sẽ làm ảnh hưởng một phần đến tỷ lệ lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp khác lại mang về ưu điểm, đó là có thể ngăn cản được đối thủ cạnh tranh bước chân vào thị trường.
Chẳng hạn, một công ty phát triển phần mềm kỹ thuật mới và cho ra đời sản phẩm đầu tiên trên thị trường. Khi đó việc định giá thâm nhập được áp dụng theo phương pháp định giá “hớt váng đầu”. Đồng thời, công ty sẽ áp dụng chiến lược định giá cao để tối đa hóa lợi nhuận rồi sau đó sẽ giảm giá nếu có sản phẩm cạnh tranh xuất hiện.
Tuy nhiên, điểm bất lợi của việc thâm nhập định giá chính là việc tăng giá sẽ khó khăn và thậm chí là không thể thực hiện được sau khi đã định giá. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp hoạt động sản xuất không hiệu quả cũng như việc không thể tiếp tục hạ thấp chi phí thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị mắc kẹt trong một chiến lược kinh doanh lợi nhuận thấp.
Một số hạn chế của Penetration Pricing
Mặc dù được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng vào hoạt động kinh doanh, chiến lược penetration pricing (định giá thâm nhập) vẫn có những mặt hạn chế, bất lợi cho doanh nghiệp đang áp dụng hình thức này, chẳng hạn như:
- Khi giá sản phẩm thấp tạo cho người mua cảm giác sản phẩm không đạt chất lượng hoặc chất lượng thấp hơn so với sản phẩm của doanh nghiệp cùng ngành.
- Mức giá ban đầu này được sử dụng trong thời gian dài nên việc tăng giá trở lại sẽ khó khăn hoặc thậm chí là không thể thực hiện được hoặc lượng khách hàng rời bỏ đáng kể.
- Khả năng cao không thu được lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá thấp, không đủ chi trả cho các chi phí đầu tư ban đầu, việc đầu tư cho thời gian tới cũng gặp khó khăn, nguy cơ sẽ vĩnh viễn đứng im tại chỗ với việc kinh doanh lợi nhuận thấp.
- Ngoài ra, nếu chỉ thực hiện chiến lược này mà không có những chiến lược kết hợp khác, doanh nghiệp khó có thể đạt hiệu quả cao, sản phẩm lúc này sẽ có nguy cơ đi trái lại mục đích ban đầu.
Bài viết trên đưa ra những kiến thức bổ ích về Penetration Pricing là gì, tầm quan trọng cũng như những nhược điểm của chiến lược kinh doanh này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hiểu rằng định giá thâm nhập có cả mặt lợi và bất lợi riêng của nó. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa tổn thất trong quá trình quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp cần đề ra chiến lược và mục tiêu lâu dài để phòng những tình huống có thể xảy ra.