Khi phải đối mặt với một đống việc hỗn độn thì bạn trở nên lười biếng. Và rồi công việc bị dồn lại ngày này qua ngày khác không thể hoàn thành, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường. Vì thế hãy tìm cách khắc phục ngay bây giờ.
Lười biếng là căn bệnh có nhiều người mắc phải, làm cho công việc bị trì trệ. Ngay cả những người được cho là thông minh, giỏi giang đôi khi cũng lười làm việc. Vậy có cách chữa bệnh lười biếng nào hiệu quả để thoát khỏi tình trạng này? Chúng ta hãy dành ít phút để xem qua bài viết sau bạn nhé!
Đâu là nguyên nhân của sự lười biếng?
Nếu mắc bệnh thì trước tiên chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân sau đó tìm thuốc chữa trị. Tương tự, lười biếng cũng giống căn bệnh bạn phải tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách khắc phục. Những nguyên nhân đó là gì?
Sức khỏe không tốt: Người ta thường nói “sức khỏe là vàng”, muốn làm việc thì trước tiên phải có sức khỏe tốt. Nếu hôm nay bạn bị mất ngủ hoặc bị cảm thì tin chắc rằng ngày mai là ngày làm việc tồi tệ của bạn, công việc không hiệu quả hoặc không thể hoàn thành.
Không có động lực tinh thần: Lười biếng của bạn có thể bắt nguồn từ công việc không bị áp lực về thời gian hoàn thành, hoặc bạn làm việc không phải vì tiền, vì sự thăng tiến… Đây là những nguyên nhân khiến chúng ta chùn bước và trở nên ù lì, mệt mỏi.
Không có mục tiêu: Làm việc không có mục tiêu, phương hướng thực hiện. Bên cạnh đó, là không xác định được kết quả đạt được thì bạn sẽ lẩn quẩn trong một mớ công việc mà không có tí động lực nào để thực hiện.
Dù là nguyên nhân nào thì khi bắt đầu làm một công việc nào đó bạn cũng phải ra sức cố gắng và không thể để sự lười biếng giết chết năng suất làm việc của bạn. Thế nên, điều quan trọng là chúng ta tự tìm biện pháp khắc phục cho mình.
Biện pháp khắc phục
Tạo thói quen tích cực: Hãy dành 15-30 phút tập thể dục và ăn sáng. Những ngày đầu bạn sẽ cảm thấy lười vận động nhưng hãy cố gắng bỏ ra dù chỉ vài phút ngắn ngủi. Tập luyện đều đặn như thế mỗi ngày sẽ hình thành thói quen và bạn sẽ thấy thời gian bỏ ra tập luyện ngày càng tăng dần lên.
Khơi dậy cảm hứng: Có rất nhiều cách tạo cảm hứng trong công việc, chẳng hạn nghĩ đến thu nhập và sự thăng tiến, những câu nói hay về công việc, những người thành đạt trong xã hội. Hoặc đơn giản là sau khi kết thúc một ngày vất vả chúng ta sẽ được ăn những món ăn ngon, đi chơi thư giãn cùng bạn bè mà không cần lo lắng gì đến những việc còn tồn đọng…
Phân chia công việc: Lên danh sách công việc thực hiện trong một ngày, phân chia thứ tự thực hiện cho phù hợp, làm những việc quan trọng khi bạn đang tràn đầy năng lượng. Nên xen kẽ thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh làm việc quá tải khiến bạn bị đuối sức.
Nghiêm khắc với bản thân: Hơn ai hết bạn cần nghiêm khắc với chính mình để bắt đầu ngồi vào bàn làm việc. Chỉ khi bạn bắt đầu thì mới xua tan đi những suy nghĩ lười biếng và hòa nhập nhanh vào công việc. Giải quyết tất cả mọi việc bạn sẽ thấy một cảm giác phấn khởi hơn bao giờ hết.
Hậu quả của lười biếng là gì?
Sự lười biếng sẽ giết chết tư duy của con người, bởi chỉ khi làm việc bạn mới thu nạp thêm nhiều điều bổ ích về chuyên môn lẫn kỹ năng. Đây là những yếu tố giúp chúng ta hình thành tư duy tìm tòi, học hỏi và sáng tạo. Nếu sự lười biếng kéo dài bạn sẽ không còn thói quen suy nghĩ mà thay vào đó là một con người ù lì, thụ động.
Tinh thần trách nhiệm trong công việc là đề cao hiệu quả công việc được hoàn thành đúng mục tiêu đề ra. Nhưng lười biếng đôi khi khiến công việc bị chậm trễ ảnh hưởng đến cá nhân và cả những người xung quanh, làm phá vỡ tinh thần trách nhiệm chung mà tập thể đề ra.
Có nhiều cách chữa bệnh lười biếng bạn hãy mau chóng rèn luyện, để lâu dần sẽ hình thành thói quen khó chữa. Bạn đừng ngần ngại mà hãy chủ động dùng mọi cách để bản thân siêng năng thì công việc mới dễ dàng. Và chúng ta sẽ thấy tự hào rằng mình đã nổ lực như thế nào để hoàn thành nốt các công việc.